Những thức ăn nên tránh khi tăng triglyceride

- Hạn chế không nên ăn quá nhiều rau củ có chứa nhiều tinh bột như bắp, đậu, khoai. Nếu ăn quá nhiều tinh bột, cơ thể sẽ chuyển hóa phần dư thừa thành triglyceride. Có nhiều loại rau củ quả tốt hơn để chúng ta lựa chọn như bông cải, cải kale, nấm,…

SỨC KHỎE

Thank Kiều

8/21/2023

- Hạn chế không nên ăn quá nhiều rau củ có chứa nhiều tinh bột như bắp, đậu, khoai. Nếu ăn quá nhiều tinh bột, cơ thể sẽ chuyển hóa phần dư thừa thành triglyceride. Có nhiều loại rau củ quả tốt hơn để chúng ta lựa chọn như bông cải, cải kale, nấm,…

- Đậu có nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu chế biến chung với đường hoặc thịt heo thì không tốt. Nên chuyển sang ăn đậu đen, có chứa nhiều chất xơ và protein hơn, không thêm đường hoặc ăn chung với thức ăn có chứa mỡ bão hòa như thịt heo, thịt bò, thịt cừu, kem, sữa nguyên chất, bơ, phô mai, dầu dừa, dầu cọ.

- Trái cây: không còn nghi ngờ gì là trái cây rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt ăn một miếng trái cây tráng miệng thì tốt hơn hơn nhiều so với ăn bánh. Nhưng nếu bạn bị triglyceride cao thì nên hạn chế, chỉ nên ăn 2-3 miếng mỗi ngày, như vậy sẽ giảm được lượng đường tự nhiên có trong trái cây vào cơ thể bạn. Nếu bạn ăn trái cây khô, nhớ ăn lượng ít thôi (ví dụ không quá 4 muỗng café [1/4 cốc] với nho khô).

- Rượu: uống nhiều rượu sẽ làm tăng triglyceride bởi vì trong rượu có chứa đường tự nhiên, bất kể rượu vang, bia, hay rượu mạnh. Bạn không nên uống rượu bia khi triglyceride máu cao, sẽ tăng nguy cơ bị viêm tụy cấp nếu triglyceride > 500 mg/dL (5.6 mmol/L).

- Dừa được dùng để ăn (nước và cơm dừa), nước cốt dừa dùng chế biến thức ăn, làm bánh, dầu dừa, làm kem dừa, sữa dừa,… có chứa chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế ăn dầu dừa, đặc biệt nếu có tăng triglyceride thì nên tránh ăn hoàn toàn.

- Thức ăn có chất bột đường như mì, bún, khoai tây, ngủ cốc khi ăn nhiều vào cơ thể sẽ chuyển thành triglyceride dự trữ. Chúng ta vẫn có thể ăn những loại này nhưng với số lượng vừa phải hoặc ít. Mỗi lần ăn chỉ nên ăn một lát bánh mì, 1/3 chén cơm, 1/2 tô mì, 1/2 chén khoai tây hoặc yến mạch nấu chín.

- Nước uống có đường như các loại nước ngọt đóng chai (trà đường, trà bí đau, coca, soda, nước tăng lực, nước ép trái cây), café sữa,…sẽ đưa vào cơ thể nhiều đường hơn nhu cầu cần thiết do đó sẽ được chuyển sang triglyceride. Do vậy, khi cắt giảm đường, bạn nhớ bao gồm luôn cả nước uống có đường nữa.

- Si-rô hoặc nước mật cũng chứa rất nhiều đường tự nhiên và làm tăng triglyceride. Mặc dù nhiều người cho rằng mật là thực phẩm thiên nhiên, tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng, tuy nhiên nếu bạn cần phải cắt giảm đường như có bệnh tiểu đường hoặc tăng triglyceride thì cũng nên hạn chế loại thức ăn này.

- Món thịt nướng có chứa nhiều mỡ bão hòa, góp phần tăng triglyceride. Trong món bánh nướng, bánh ngọt nướng thường có thêm dầu hay bơ làm tăng triglyceride nhiều hơn. Nên hạn chế các món này nếu bạn đang điều trị tăng triglyceride máu.

- Thịt mỡ: Bạn không phải kiêng ăn thịt hoàn toàn, nhưng nên chọn ăn loại thịt nạc, tránh thịt đóng hộp, thịt muối, xúc xích và thịt xông khói do chứa nhiều mỡ không tốt cho người bệnh tim mạch, tăng mỡ máu và bệnh tiểu đường.

- Bơ và margarine (bơ thực vật): sử dụng dầu ô liu thay thế cho bơ và margarine khi nấu ăn, trộn rau củ hoặc làm nước sốt. Dầu hoa cải, óc chó, hạt lanh cũng là một lựa chọn thay thế tốt khi nấu ăn.

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.webmd.com/cholesterol-management/ss/slideshow-triglyceride-foods-to-avoid?ecd=wnl_day_081823&ctr=wnl-day